Phương pháp tẩy tế bào chết là mang lại nhiều lợi ích cho da, đặc biệt giữ cho da luôn sạch mịn và thông thoáng lỗ chân lông. Có thể coi, đây là bước đệm để làn da sạch sâu, khỏe mạnh và căng bóng. Tìm hiểu về hai phương pháp tẩy tế bào chết dưới đây sẽ giúp bạn xác định được làn da của mình phù hợp với loại nào.
Làn da luôn được thay mới tế bào, diễn ra liên tục theo chu kỳ khoảng 25-28 ngày. Tuy nhiên, chu kỳ này có thể kéo dài hơn do nhiều tác nhân như: Độ tuổi, môi trường, thói quen chăm sóc da…Tẩy tế bào chết là cách để đẩy nhanh chu trình thay mới làn da, giúp da luôn tươi trẻ và mịn màng.
Lời khuyên từ chuyên gia: “Nên tẩy tế bào chết thường xuyên”
Mỗi ngày, da sản sinh ra dầu thừa, kết hợp bụi bẩn, môi trường xung quanh…dẫn tới tình trạng bít tắc lỗ chân lông. Các tế bào chết này góp phần ngăn cản các hoạt chất thấm sâu vào da. Bởi vậy, tẩy da chết chính là cách “dọn sạch” lỗ chân lông để các sản phẩm dưỡng da có thể phát huy tác dụng.Đó là lý do vì sao chúng ta cần tẩy tế bào chết hàng tuần. Đồng thời, tẩy tế bào chết còn giúp các lớp sừng hóa dễ dàng “tạm biệt” làn da, dần dần giúp da khỏe mạnh và láng mịn hơn.
Đặc biệt, với những làn da bị mụn trứng cá, tẩy da chết sẽ làm sạch sâu lỗ chân lông, giảm tình trạng bít tắc bởi dầu nhờn. Từ đó, làn da sẽ hạn chế sự xuất hiện của mụn viêm, đồng thời đẩy nhanh quá trình tái tạo da, tăng sinh collagen giúp da mờ sẹo và vết thâm.
Tìm hiểu hai phương pháp tẩy tế bào chết
Trên thị trường mỹ phẩm hiện nay, có hai loại tẩy da chết được các chị em ưa chuộng: tẩy tế bào chết vật lý và tẩy tế bào chết hóa học.
Tẩy tế bào chết vật lý
Tẩy da chết vật lý là cơ chế loại bỏ tế bào sừng hóa bằng một sản phẩm hoặc công cụ làm đẹp như: máy rửa mặt, khăn nóng… đòi hỏi hành động có lực ma sát trên bề mặt. Cơ chế vật lý này giúp lấy đi các lớp da chết trên bề mặt, bụi bẩn và dầu thừa nằm trên da. Nhờ đó, tẩy tế bào chết vật lý kích thích máu lưu thông tốt hơn.
Với các sản phẩm tẩy tế bào chết vật lý thường có hai loại là dạng hạt (scrubs) và dạng peeling gel.
Tẩy tế bào chết hóa học
Hoạt chất AHA và BHA là các acid loại bỏ tế bào chết hoạt động trên bề mặt và sâu trong lỗ chân lông, mang tính đặc trị cao. Đây là các acid có phân tử phản ứng hóa học, phá vỡ liên kết trong tế bào da, thúc đẩy quá trình sản sinh collagen và kích thích các tế bào mới phát triển. Do đó, tẩy tế bào chết hóa học rất được ưa chuộng nhờ cơ chế tuyệt vời này.
Trong khi AHA làm các tế bào sừng tự tách ra trên bề mặt thì BHA phá vỡ sự liên kết giữa các tế bào sâu trong da. Cả hai loại tẩy tế bào chết hóa học này đều hoạt động bằng cách kết hợp các lipid cấu trúc trong lớp sừng (lớp trên cùng của tầng thượng bì), từ đó kích thích làn da khỏe mạnh.
Alpha Hydroxy Acids (AHAs) có nguồn gốc tự nhiên: trái cây, sữa hoặc đường. Các sản phẩm tẩy da chết thường chứa Glycolic Acid (chiết xuất từ đường) và Lactic Acid (chiết xuất từ sữa). Beta Hydroxy Acid (BHA) hay còn có tên gọi quen thuộc là Salicylic Acid, là các phân tử hòa tan trong dầu. Nhờ đặc điểm này mà Salicylic Acid có thể hoạt động trong lỗ chân lông, phù hợp với tình trạng da dầu nhờn, có mụn.
Một số sản phẩm tẩy da chết nổi bật
Để sở hữu làn da căng bóng và mịn màng “như em bé” thì chúng ta nên bổ sung ngay các sản phẩm tẩy da chết. Một số sản phẩm dưới đây sẽ là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.
Tegoder Perfect Skin Enzym Peeling
Sản phẩm loại bỏ tế bào chết được thiết kế dạng gel, chiết xuất từ phương pháp thủy phân tơ kén tằm tự nhiên. Nhờ thành phần enzym tơ tằm mà dưỡng chất có thể hấp thụ nhanh chóng và dễ dàng, nhẹ nhàng làm bạt đi lớp sừng mà không gây tình trạng kích ứng hay tổn thương cho da.
Tegoder Deluxe Peeling
Enzym thực vật Tegoder Deluxe Peeling tẩy tế bào chết
Với công thức độc đáo chiết xuất từ thực vật tự nhiên, Deluxe Peeling giúp bóc tách các tế bào sừng hóa trên da, giảm thiểu tình trạng bít tắc, đồng thời làm sáng và đều màu da. Đặc biệt, sản phẩm cực kỳ nhẹ nhàng dành cho mọi loại da, kể cả da nhạy cảm nhất.
Cần tẩy tế bào chết thường xuyên để làn da giảm tiết bã nhờn, bít tắc lỗ chân lông và giúp căng bóng. Tùy vào từng tình trạng da, loại da và nhu cầu mà chúng ta chọn lựa cơ chế tẩy tế bào chết sao cho phù hợp.