spot_img

Nám da mặt có chữa được dứt điểm hay không?

Nám da mặt là một dạng bệnh lý rối loạn sắc tố trên da, thường xuất hiện tại vùng gò má, đặc biệt là độ tuổi ngoài 30 ở nữ giới. Nếu không được tiếp cận đúng cách và điều trị kịp thời, nám da ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ và tâm lý. Bởi vậy, trị nám da mặt dứt điểm luôn là mong muốn của các chị em.

Nám da mặt xuất hiện do tình trạng tăng sắc tố hay còn gọi là melanin, hình thành nên các mảng đậm màu trên da, khiến nhiều chị em cảm thấy thiếu tự tin. Vấn đề da liễu này cần được can thiệp và xử lý kịp thời, đúng cách để có thể cải thiện cuộc sống và đời sống tinh thần của phái đẹp. 

Đặc điểm nhận biết nám da mặt

Dưới đây là một số đặc điểm của tình trạng nám da để các bạn có thể nhận biết sơ bộ về tình trạng da liễu này:

– Nám mảng to, sậm màu, đen hoặc xám nâu xuất hiện ở các vị trí như: gò má, trán, sống mũi, cằm… hoặc có thể lan xuống các vùng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như cổ, ngực và cánh tay.

– Vấn đề nám da mặt thường gặp ở nữ giới nhiều hơn, phổ biến ở độ tuổi 25 – 50 tuổi. 

– Đặc biệt, những nàng đang trong thời gian bầu, thai kỳ hoặc sau sinh thường sẽ bị nám.

– Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, những người có màu da sậm có nguy cơ bị nám cao hơn so với những người sáng da.

Một số cách nhận biết nám da
Một số cách nhận biết nám da

Những tác nhân gây nám mặt

Để nắm rõ về việc điều trị nám đúng cách, chúng ta cần hiểu về các nguyên nhân dẫn đến nám. Tình trạng nám da bắt nguồn một trong nhiều yếu tố sau đây:

Yếu tố nội sinh:

– Di truyền: Trong gia đình, nếu bố mẹ thường gặp vấn đề về rối loạn sắc tố, tăng sắc tố, tàn nhang, nám da…thì các con có nguy cơ cao cũng bị nám, tàn nhang.

– Rối loạn nội tiết tố trong cơ thể: Có thể thấy, việc rối loạn hormone trong cơ thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nám. Sự rối loạn chuyển hóa hormone, đặc biệt trong thời kỳ mang thai, sau sinh, dậy thì, tiền mãn kinh sẽ dẫn đến sự tăng sinh sắc tố quá mức. 

Yếu tố ngoại sinh:

– Ảnh hưởng của tia UV: Trong ánh nắng mặt trời, tia UV khi tiếp xúc trực tiếp với da sẽ kích thích sự tăng sinh của sắc tố melanin. Khi đó, tia UV phá vỡ cấu trúc da, phá hủy tế bào da và gây ra những tác động đến màu của da. Đặc biệt, khi da đã và đang bị nám, thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng sẽ dẫn đến nám lan rộng, khô nẻ, lão hóa và có thể ung thư da.

– Tâm lý căng thẳng và sinh hoạt không đều độ: Khi bị stress trong một thời gian dài, cơ thể bị mất cân bằng hàm lượng estrogen. Sự mất cân bằng này sẽ kích thích tăng sinh sắc tố melanin, dẫn đến nám da mặt.

Cơ chế hình thành tình trạng nám da

Tế bào sắc tố melanin được xem là nguyên nhân chính hình thành nên nám da. Sự sản sinh quá mức melanin thông qua cơ chế sau. Tế bào biểu bì hắc tố – melanocytes nằm rải rác ở lớp đáy thượng bì, sản sinh ra melanin, được biết đến là yếu tố quyết định màu da. Sự tác động của men Tyrosinase và tia UV từ ánh sáng mặt trời cũng góp phần hình thành melanin. Thực chất, melanin giúp bảo vệ cơ thể, tránh làm tổn thương các tế bào và sự xâm nhập của tia cực tím hay các chất gây oxy hóa trên da. Đồng thời, tế bào melanosomes sẽ tổng hợp và vận chuyển melanin đến những vùng da mà tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, có nhiệm vụ bảo vệ DNA khỏi những tác nhân đó. Quá trình tổng hợp melanin xảy ra nhanh hơn quá trình phân hủy, gây tình trạng rối loạn sắc tố melanin, khiến chúng tập trung ở những vùng cố định, tạo ra các mảng đậm màu, sẫm…hay còn gọi là nám.

Phân biệt các loại nám

Nám da được chia thành nhiều loại khác nhau nên chúng ta cần xác định rõ để có hướng điều trị hợp lý. Bạn có thể phân biệt các loại nám da qua đặc điểm sau đây:

– Nám mảng: Có màu nâu, tập trung các mảng lớn ở vùng gò má và cánh mũi. Nám mảng nằm ở lớp thượng bì, có chân nám khá nông. Chúng xuất hiện do ánh nắng mặt trời, tâm lý căng thẳng kéo dài hoặc sử dụng thuốc tránh thai trong một khoảng thời gian dài.

– Nám chân sâu: Loại nám này thường có kích thước nhỏ, có màu nâu nhạt, đậm và đen với chân nám đi sâu vào lớp trung bì và hạ bì. Chúng xuất hiện nhiều ở vùng má, trán, cằm, nguyên nhân là do sự rối loạn nội tiết tố trong cơ thể giai đoạn thai kỳ hoặc sau sinh đẻ.

– Nám hỗn hợp: Sự kết hợp giữa hai loại nám kể trên chính là nám hỗn hợp. Khi da có đủ hai loại nám chân sâu và nám mảng thì việc điều trị trở nên phức tạp hơn do tính chất của chúng khác nhau.

Các loại nám da mặt
Các loại nám da mặt

Các phương pháp điều trị nám da mặt

Với từng loại nám thì chúng ta sẽ có cách tiếp cận và phương pháp điều trị khác nhau sao cho phù hợp với đặc tính của chúng. Điều quan trọng nhất là các bạn nên thăm khám trực tiếp các bác sĩ da liễu để có thể giải quyết tình trạng này triệt để thay vì tự ý điều trị. Trên thị trường hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị nám da mặt mà có thể kết hợp với nhau để đem lại hiệu quả cao nhất.

– Liệu trình có xâm lấn như laser, phi kim, lăn kim, tiêm mesotherapy…

– Liệu trình không xâm lấn như thay mới làn da (peel da), laser…

Một số phương trình cải thiện tình trạng nám
Một số phương trình cải thiện tình trạng nám

Dù thực hiện liệu trình nào thì bạn cũng cần các biện pháp bổ sung và phòng ngừa: bôi kem chống nắng mỗi ngày, sử dụng các hoạt chất làm sáng mạnh mẽ, bổ sung dinh dưỡng và điều chỉnh chế độ sinh hoạt hợp lý. Đối với các sản phẩm bôi ngoài, dòng sản phẩm đặc trị nám da mặt nổi tiếng trên thị trường như Whitening Lux của Tegoder hứa hẹn đem đến làn da trắng sáng bật tone sau 28 ngày. Khi kiên trì kết hợp mọi yếu tố kể trên và thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, làn da nám có thể giảm thiểu và ngăn ngừa lây lan sang các vùng khác.

Tuy nám da mặt là bệnh lý da liễu “khó nhằn”, song trang bị và phòng vệ cho da cũng như có hướng điều trị hợp lý thì nám sẽ không còn là nỗi lo!

 

 

 

Related Articles

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

15,048Thành viênThích
183Người theo dõiTheo dõi
- Advertisement -spot_img

Bài viết mới nhất